Lừa đảo đặt cọc mua nhà: Thủ đoạn & Cách phòng tránh
Thủ đoạn lừa đảo khi đặt cọc mua nhà ngày càng tinh vi khi mới đây vừa có một vụ vừa xảy ra tại đà nẵng và nạn nhân là chị T. Ngọc Thành Vinhomes sẽ giúp bạn nhận diện các chiêu trò mới và bảo vệ tài sản của mình với hình thức lừa đảo này nhé.
Nội dung bài viết
ToggleNhận diện thủ đoạn lừa đảo mới
Thị trường bất động sản luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tiền cọc. Gần đây, một thủ đoạn lừa đảo mới đã xuất hiện, nhắm vào cả người mua và người bán. Câu chuyện của chị T, một môi giới bất động sản ở Đà Nẵng là một ví dụ điển hình cho thấy thủ đoạn này tinh vi.
Kịch bản giả mạo nhu cầu mua nhà
Kẻ lừa đảo thường giả vờ là người có nhu cầu mua nhà. Chúng dựng lên câu chuyện về người thân ở nước ngoài cần mua nhà để định cư. Chúng tỏ ra am hiểu thị trường, chủ động liên hệ với môi giới, thậm chí “chê” và “trả giá” để tạo lòng tin.
Tạo lòng tin với môi giới
Kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu xem nhà trực tiếp. Chúng diễn rất đạt, quan sát kỹ lưỡng, đặt nhiều câu hỏi, thể hiện sự am hiểu về bất động sản. Mục đích là tạo ra một giao dịch giả mạo khiến môi giới tin rằng chúng là người mua thật và tin tưởng chúng.
Yêu cầu đặt cọc và chuyển tiền từ nước ngoài
Sau khi xem xét căn nhà kẻ lừa đảo đồng ý mua với giá cao yêu cầu đặt cọc ngay và chuyển tiền từ nước ngoài về. Chúng lấy lý do chuyển tiền quốc tế mất thời gian để tạo áp lực, thúc giục môi giới và chủ nhà nhanh chóng hoàn tất thủ tục đặt cọc. Chúng sẽ áp lực bạn rất nhiều ra vẻ như muốn mua và sợ mất căn nhà đó nhằm tạo lòng tin cho môi hoặc người bán.
Gửi tin nhắn giả mạo ngân hàng
Đây là bước quan trọng nhất. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc thì kẻ lừa đảo gửi tin nhắn Zalo giả mạo thông báo nhận tiền từ ngân hàng. Tin nhắn này chứa đường link lạ (Không phải trang web của ngân hàng) yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để nhận tiền. Nếu người nhận nhấp vào đường link và cung cấp thông tin kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tài khoản ngân hàng và chúng đạt được mục đích.
Lợi dụng tâm lý muốn chốt giao dịch nhanh
Kẻ lừa đảo lợi dụng tâm lý muốn chốt giao dịch nhanh. Chúng gây áp lực bằng cách thúc giục đặt cọc ngay và kẻ giải mạo cũng tính toán đúng ngày cuối tuần ngân hàng không làm việc. Nếu môi giới hoặc chủ nhà không cảnh giác sẽ dễ sập bẫy.
Dấu hiệu nhận biết lừa đảo
Kịch bản trên là kịch bản vừa mới diễn ra mới đây tại 10/2024 tại Đà Năng. Ngọc Thành sẽ thông tin thêm 1 số hình thức và dấu hiệu như sau để bạn nên biết và phòng tránh nhé
- Yêu cầu chuyển tiền qua ứng dụng: Hãy cẩn thận nếu người mua đề nghị chuyển tiền qua ứng dụng chat như Zalo, Viber, Messenger thay vì giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.
- Tin nhắn, email đáng ngờ: Kiểm tra kỹ tin nhắn, email thông báo nhận tiền. Nếu nếu có link lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, mã OTP thì bạn nên cẩn thận.
- Đường link lạ: Tuyệt đối không nhấp vào các đường link lạ, không rõ nguồn gốc trong tin nhắn, email. Các đường link này có thể dẫn đến website giả mạo, nhằm lấy cắp thông tin cá nhân.
- Thái độ gấp gáp, gây áp lực: Kẻ lừa đảo thường thúc giục chuyển tiền nhanh chóng tạo cảm giác cấp bách muốn mua ngay. Hãy cảnh giác với những người mua có thái độ này khi bạn giao dịch.
- Thông tin người mua không rõ ràng: Yêu cầu người mua cung cấp đầy đủ giấy tờ tùy thân, xác minh thông tin cẩn thận. Nếu người mua cung cấp thông tin mơ hồ, không có giấy tờ hoặc giấy tờ không hợp lệ chúng ta cũng sẽ list người này vào danh sách đó.
Cách phòng tránh lừa đảo khi đặt cọc mua nhà
Tất cả các giao dịch mua bán nhà bắt buộc phải giao dịch tại ngân hàng hoặc văn phòng của nhà nước. Dưới đây thành sẽ đưa ra vài cách phòng tránh để bạn có thể phòng tránh lừa đảo hiệu quả trong quá trình giao dịch nhé
- Giao dịch trực tiếp tại ngân hàng: Luôn yêu cầu giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Ngân hàng là nơi giao dịch an toàn nhất khi bạn mua bán bđs.
- Kiểm tra kỹ thông tin người mua: Yêu cầu người mua cung cấp đầy đủ giấy tờ tùy thân, xác minh thông tin cẩn thận trước khi ký kết bất kỳ hợp đồng nào.
- Không cung cấp thông tin cá nhân: Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại, tin nhắn, email hay đường link.
- Cảnh giác với các yêu cầu đáng ngờ: Cảnh giác với các yêu cầu chuyển tiền gấp, cung cấp thông tin qua đường link lạ. Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, bạn cần cẩn trọng trong mọi giao dịch.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy tham khảo ý kiến của luật sư, chuyên gia bất động sản để được tư vấn và hỗ trợ.
- Tìm hiểu kỹ về quy trình mua bán nhà đất: Nắm rõ các bước trong quy trình mua bán nhà đất, các loại giấy tờ cần thiết để tránh bị lừa đảo.
Kinh nghiệm thực tế từ vụ việc chị T
Vụ việc của chị T ở Đà Nẵng là một bài học quý giá. Chị T đã may mắn thoát khỏi bẫy của kẻ lừa đảo nhờ sự cảnh giác và nhạy bén. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế:
- Tin tưởng vào bản năng: Nếu cảm thấy có điều gì đó không ổn hãy tin tưởng vào trực giác của mình. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi, yêu cầu giải thích hoặc từ chối thực hiện giao dịch nếu cảm thấy không an toàn.
- Kiên quyết không làm theo yêu cầu đáng ngờ: Dù bị gây áp lực, hãy kiên quyết từ chối các yêu cầu đáng ngờ như chuyển tiền qua ứng dụng, cung cấp thông tin cá nhân qua đường link lạ.
- Trao đổi với chủ nhà: Thông báo cho chủ nhà về những yêu cầu bất thường từ người mua. Việc trao đổi thông tin minh bạch sẽ giúp cả hai bên tránh được những rủi ro không đáng có.
- Chủ động liên hệ ngân hàng: Khi nhận được tin nhắn thông báo nhận tiền, hãy chủ động liên hệ ngân hàng để xác minh thông tin. Đừng vội vàng nhấp vào bất kỳ đường link nào trong tin nhắn.
Báo cáo lừa đảo
Nếu bạn là nạn nhân của lừa đảo hoặc nghi ngờ có hành vi lừa đảo, hãy thực hiện các bước sau:
- Lưu trữ bằng chứng: Lưu lại tin nhắn, email, hình ảnh, ghi âm cuộc gọi liên quan đến giao dịch. Những bằng chứng này sẽ rất hữu ích cho việc điều tra và xử lý vụ việc.
- Liên hệ cơ quan chức năng: Báo cáo vụ việc cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ. Cung cấp đầy đủ thông tin và bằng chứng mà bạn có để cơ quan chức năng có thể điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chia sẻ thông tin: Chia sẻ thông tin về vụ việc với bạn bè, người thân để nâng cao cảnh giác cho cộng đồng.
Chia sẻ của Ngọc Thành
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ đoạn lừa đảo mới khi đặt cọc mua nhà. Hãy luôn cảnh giác, tỉnh táo và chủ động phòng tránh để bảo vệ tài sản của mình. Đừng quên ghé thăm vinhomesplace.com để tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về thị trường bất động sản nhé!
Bài viết cùng chủ đề
Tin xem nhiều
Dự án nổi bật
Căn hộ nổi bật
Masteri Grand Avenue Cổ Loa
Booking và thanh toán sớm sẽ giảm ngay 17% giá căn hộ tại Vinhomes Cổ Loa
Booking sớm từ 15 – 30/10 được